NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THÔNG GIÓ TRONG BỆNH VIỆN

Bệnh viện là nơi chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, những người có  sức đề kháng yếu vì thế rất cần một môi trường thông thoáng và bầu không khí trong sạch. Mọi không gian trong bệnh viện nếu được  thông gió, thông khí tốt sẽ làm sạch không khí, đặc biệt là phòng mổ. Điều này có vai trò đặc biệt giúp bảo vệ bệnh nhân, tránh nhiễm trùng sau khi phẫu thuật. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về việc lắp đặt hệ thống thông gió trong bệnh viện.

thông gió bệnh viện

Tầm quan trọng của thông gió trong bệnh viện

Không khí trong bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe hầu hết đều ẩn chứa nhiều vi khuẩn, virus và nấm thường do thông gió kém hoặc quá nóng. Đa phần các bệnh nhân và khách đến thăm khám tại bệnh viện thường phàn nàn về sự bí bách và ngột ngạt tại bệnh viện và phòng khám, nếu chỉ mở cửa sổ thôi, điều đó vẫn chưa đủ.

sơ đồ giải pháp

Vì thế, việc lắp đặt hệ thống thống gió trong bệnh viện là giải pháp tối ưu nhất đem lại hiệu quả, bảo vệ an toàn cho bệnh nhân cũng như những người làm việc trong bệnh viện với những tác dụng như:

  •     Duy trì chất lượng không khí: Việc kiểm soát hiệu quả chất lượng không khí và nhiệt độ trong tất cả các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe là chìa khóa để giữ an toàn cho bệnh nhân, và trong một số trường hợp, thậm chí còn là một phần trong việc điều trị của họ. Các hệ thống thông gió trong bệnh viện sẽ được thiết kế sao cho việc chăm sóc bệnh nhân được tốt nhất, kiểm soát chính xác các yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm khác nhau tại các khu vực khác nhau trong bệnh viện, đồng thời hạn chế sự di chuyển của các chất gây ô nhiễm trong không khí.
  •     Loại bỏ và lọc không khí bị ô nhiễm: Hệ thống thông gió có tác dụng đặc biệt trong việc thanh lọc không khí, hạn chế các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như MRSA, legionella pneumophila (bệnh legionnaire) hoặc bệnh lao mycobacterium và nhiễm virus như cúm, norovirus hoặc sởi, nấm mốc.. đều gây nguy hiểm như nhau nếu bị nhiễm miễn dịch.
  •    Bảo vệ những bệnh nhân dễ bị tổn thương khỏi sự lây nhiễm của người khác: Đối với những người mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như ung thư (đặc biệt là ảnh hưởng đến tủy xương và tế bào máu) và HIV, suy giảm miễn dịch cũng có thể ảnh hưởng đến những người đang điều trị bằng thuốc hóa trị liệu cấy ghép. Vì thế, việc cung cấp không khí sạch, trong lành và không bị nhiễm bẩn được ưu tiên hàng đầu trong cơ sở chăm sóc bệnh nhân.
  •     Bảo vệ nhân viên, bệnh nhân và du khách khỏi bị ô nhiễm bởi nguồn bệnh: Bệnh viện hay cơ sở chăm sóc sức khỏe cần có thiết kế đặc biệt để chăm sóc những người mắc bệnh truyền nhiễm, hệ thống thông gió tốt sẽ cách ly không khí ô nhiễm thông qua việc lọc không khí hiệu quả giúp bảo vệ bệnh nhân, người chăm sóc, nhân viên bệnh viện và các khách đến thăm.

Tiêu chuẩn kỹ thuật khi lắp đặt hệ thống thông gió trong bệnh viện

 

Yêu cầu thiết kế hệ thống thông gió - điều hòa không khí của bệnh viện đa khoa được quy định tại TCVN-4470-2012-Benh-vien-da-khoa-Tieu-chuan-thiet-ke về Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:

7.5.1. Khi thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho bệnh viện cần có các giải pháp công nghệ, giải pháp kiến trúc và kết cấu một cách hợp lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tuân thủ các quy định trong TCVN 5687 : 2010 và đảm bảo công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả [9].

7.5.2. Cần thiết kế thông gió cơ khí cho các phòng thí nghiệm có sản sinh ra hơi độc, hỗn hợp bụi khí có nguy hiểm về cháy nổ hoặc có lò đốt.

CHÚ THÍCH:

1) Đối với các phòng thí nghiệm có thải hơi độc thì bố trí hút hơi tại chỗ bằng các tủ hút hơi. Nơi thoát hơi độc phải bố trí ở chỗ thoáng không ảnh hưởng tới người làm việc hay sinh hoạt.

2) Số lần trao đổi không khí của phòng được tính toán theo nồng độ cho phép của hơi độc trong phòng và lượng nhiệt thừa tỏa ra.

7.5.3. Phải thiết kế hệ thống quạt trần, thông gió cơ khí cho các khoa, phòng trong bệnh viện.

7.5.4. Sảnh đợi, đón tiếp, nơi đăng ký, nơi đăng ký lấy số và nhận/ trả kết quả, khu phụ trợ và hành lang nên sử dụng cả phương pháp thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo.

7.5.5. Khu vực bố trí điều hòa không khí cần phân bố theo điều kiện và có thời gian vận hành thích hợp tùy chức năng của từng phòng.

7.5.6. Nhiệt độ và độ ẩm trong bệnh viện được quy định trong Bảng 38.

Bảng 38 - Nhiệt độ, độ ẩm quy định trong Bệnh viện

 


7.5.7. Hệ thống thông gió trong khu vực các phòng mổ, phòng đẻ, phòng nhi, phòng vô trùng phái đảm bảo các quy định hiện hành có liên quan. 

Trên đây là nội dung quy định về yêu cầu thiết kế hệ thống thông gió - điều hòa không khí của bệnh viện đa khoa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 4470:2012.

Sản phẩm và dịch vụ của DR FAN đáp ứng được các yêu cầu thông gió trong bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe

DR FAN cung cấp các giải pháp tiết kiệm năng lượng hoàn chỉnh giúp tạo ra không khí lành mạnh và thoáng đạt trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và bệnh viện, đảm bảo các yếu tố: cho phép tối ưu hóa sự thoải mái trong bệnh viện và trung tâm chăm sóc một cách đơn giản, cho dù đó là cải tạo lớn hay xây dựng mới; hoặc cải tạo mặt tiền nhỏ: thông gió cơ bản liên tục, kiểm soát, làm mát thông gió và năng lượng mặt trời bên ngoài che nắng. 

Sản phẩm của DR FAN với đa dạng mẫu mã và chủng loại, phù hợp với nhiều không gian, diện tích của mọi bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe, đem lại hiệu quả tối ưu cho mọi công trình sử dụng.

Với đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm, chúng tôi luôn nghiên cứu để đưa ra các phương án thiết kế hệ thống thông gió phù hợp, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu sự tiêu hao năng lượng, đem đến môi trường điều trị và thăm khám tốt nhất cho mọi cơ sở chăm sóc sức khỏe và bệnh viện trên cả nước.